Lá xông gồm những lá gì? Tại sao lại cần đến những loại lá xông này. Bởi vì sau cuộc vượt cạn đầy khó khăn và vất vả, các mẹ đẻ cần làm thoải mái mình. Để lấy lại sức khỏe và tinh thần, theo văn hóa phương đông. Thì xông hơi là một phương pháp bắt buộc sau sinh.
Cùng đi tìm câu trả lời cho câu hỏi lá xông gồm những lá gì nhé?
Dưới đây chúng tôi sẽ liệt kê một vài loại lá . Hi vọng nó sẽ giúp ích được cho các mẹ sau sinh. Để giúp mẹ đẻ hồi phục sức khỏe nhanh chóng.
Lá xông trầu không:
Đây là một bài xông giúp các mẹ trị ngứa vùng kín được lưu truyền trong dân gian qua hàng trăm năm. Và công dụng cũng đã được kiểm nghiệm qua nhiều thế hệ người Việt.
Đối với chị em phụ nữ, việc chăm sóc sức khỏe vùng kín là một vấn đề vô cùng quan trọng. Điều này không những liên quan đến sức khỏe, thẩm mỹ, mà còn ảnh hưởng đến cuộc sống lứa đôi vợ chồng.
Nhiều người thường sử dụng các loại mỹ phẩm công nghiệp để vệ sinh vùng kín như: nước rửa phụ khoa, thuốc xịt phụ khoa… Tuy nhiên các chị em có thể bị dị ứng với những thành phần hóa học có trong những loại nước rửa này.
Nguyên liệu cần chuẩn bị: lá trầu không và một chút muối hạt.
Cách pha chế:
Lá trầu không rửa sạch, sau đó cho vào nồi nhỏ đổ thêm nước đun sôi. Và bật nhỏ lửa đun trong khoảng 15 phút. Sau đó cho thêm khoảng 2 thìa muối vào và khuấy đều tay. Đợi cho nước nguội thì đổ nước đã đun tiếp ra chậu nhỏ.
Cách xông: Để chậu nước bớt nóng, chị em có thể ngồi ở vị trí cao. Thông thoáng để cho hơi nước bốc lên vùng kín. Cách xông này sẽ giúp hơi nước lá trầu thấm sâu vào sâu trong của mình. Giúp sạch mùi hôi và ngăn ngừa nấm, ngứa cho vùng kín. Xông khoảng 10 phút, cho đến khi nước gần nguội. Sử dụng ngay nước này để rửa sạch vùng kín một lần nữa
Xông bằng tinh dầu tràm:
Nguyên liệu: Nước sôi + tinh dầu tràm.
Cách pha chế: nhỏ 15-20 giọt tinh dầu tràm vào nước sôi sau đó khoắng đều.
Cách xông: Các mẹ hãy trùm khăn kín người và nằm trên chõng tre để bắt đầu xông. Tinh dầu tràm đặc biệt thích hợp cho các mẹ sau khi sinh và còn tốt khi dùng để pha nước tắm cho bé nữa.
Chú ý: Xông toàn thân nên áp dụng sau khi sinh được 3~5 ngày, 1 tuần xông hơi tối đa 2 lần, tuyệt đối không được xông liên tục để tránh việc cơ thể bị mất nước, xông hơi trung bình từ 20~30 phút, sau khi xông xong thì lấy nước xông thoa hoặc dội lên người, không tắm lại với nước. Sau mỗi lần xông nhớ uống 1 ly nước ấm để bù lại lượng nước bị mất đi. Ngoài ra, nên xông ở nơi kín gió nhé các mẹ.
Lá tắm người Dao đỏ:
Đây là bài thuốc xông cổ truyền của người Dao đỏ được lưu truyền hàng trăm năm qua nhiều thế hệ, việc sống ở vùng khí hậu khắc nghiệt khiến người Dao cần bài xông hơi hiệu quả để mẹ đẻ sau khi sinh có thể hồi phục nhanh nhất sức khỏe của mình. Qua hàng trăm năm giao lưu văn hóa, bài xông hơi đã được lưu truyền rộng rãi trong dân gian, sau đây chúng tôi xin giới thiệu bài xông hơi của người Dao đỏ.
Nguyên liệu: Lá ổi, lá vằng, cây mâm xôi, hà thủ ô… đây là các nguyên liệu cơ bản để làm nên bài thuốc xông hơi của người Dao.
Cách pha chế: Các loại lá này lấy đủ sau đó rửa sạch, đun sôi và cho thêm một chút muối để dùng sau khi sinh.
Cách dùng: Các mẹ nếu khỏe có thể xông trong vòng 15 – 20 phút, nếu còn yếu thì nên chỉ xông trong 5 – 10 phút thôi nhé.
Để xông được lâu thì các mẹ nên sử dụng lò xông, và nên chuẩn bị một chõng tre để thay đổi tư thế cho dễ dàng. Đối với các mẹ sinh mổ thì không nên nằm ngửa quá lâu vì vết mổ có thể chữa lành dẫn đến có khả năng rách vết mổ. Nếu quá nóng các mẹ có thể dùng khăn mềm để phủ lên trước khi nằm xông hơi.
Lưu ý là các mẹ nên tìm những nơi kín gió để xông, tránh gió lùa dẫn đến cảm lạnh.
Các bài thuốc khác:
Các mẹ có thể sử dụng các loại lá tươi hoặc khô truyền thống của Việt Nam như: bưởi, chanh, sả, gừng, tía tô, bạc hà, ngải cứu, ổi, hương nhu, kinh giới, quế … những loại lá này sẽ mang đến cảm giác dễ chịu. Mỗi lần xông chỉ cần số ít các loại lá kể trên là được.
Ngoài các loại lá trên, mẹ cũng có thể đến tiệm thuốc bắc để mua nguyên liệu xông hơi (gói các loại vỏ cây), nhưng nhớ là phải mua tại các tiệm thuốc bắc uy tín, được bảo quản tốt và không mất vệ sinh, vì hiện nay, có rất nhiều sản phẩm thuốc bắc để lâu bị ẩm mốc hoặc sử dụng phụ gia chống ẩm mốc, rất nguy hiểm nếu mẹ mua về xông hơi.
Những lưu ý sau khi xông hơi:
– Không tắm ngay sau khi xông hơi, dù là nước ấm hay nước lạnh để tránh mồ hồi thấm ngược lại cơ thể.
– Không xông hơi khi vừa ăn no hoặc đói.
– Xông hơi trong phòng kín, không dùng quạt điện, điều hòa khi xông.
– Nên uống một ly nước ấm như trà gừng, chanh sau khi xông để bù nước. Tuyệt đối không uống nước lạnh.
– Chỉ được xông hơi 2 lần/ tuần.
– Nếu sau khi xông hơi cảm thấy cơ thể mệt hơn bình thường hoặc có những triệu chứng khác thường thì phải đến gặp bác sĩ ngay.