Một số vấn đề thường gặp và cách chăm sóc cho mẹ sau sinh là vấn đề mà nhiều người quan tâm. Và thông tin về vấn đề này như thế nào các bạn sẽ được biết ngay bây giờ.
Một số vấn đề thường gặp và cách chăm sóc cho mẹ sau sinh
Sau sinh,bên cạnh việc chăm sóc trẻ thì việc chăm sóc mẹ vô cùng quan trọng. Nếu không giữ được sức khỏe, liệu mẹ có thể dành cho con sự chăm sóc tốt nhất. Vì thế, mẹ sau sinh cũng cần được chăm sóc cẩn thận để mau phục hồi sức, chuẩn bị năng lượng để vượt qua rất nhiều khó khăn ở vai trò mới. Vậy cách chăm sóc cho mẹ sau sinh phải như thế nào và cách giải quyết các vấn đề sau đây.
Một số vấn đề thường gặp và cách chăm sóc cho mẹ sau sinh
1 vần đề hậu sản sau sinh
Hậu sản là nỗi lo của rất nhiều bà mẹ. Ngày xưa, thời kỳ hậu sản kéo dài 3 tháng 10 ngày. Hiện nay, hậu sản được rút ngắn xuống còn 6 tuần sinh. Việc chăm sóc sức khỏe cho mẹ lúc này cần đặc biệt chú ý, Vì chỉ một chút sơ ý nhỏ cũng có thể dẫn đến nguy hiểm cho mẹ sau sinh.
Các bệnh hậu sản thường gặp nhất là băng huyết, sản giật, nhiễm trùng (vết mổ, vết rạch tầng , sinh môn, đường tiết niệu,…), đau đầu. cơ thể nhức mỏi, trong đó, băng huyết là bệnh hậu sản nguy hiểm nhất vì thường dẫn đến tử vong rất nhanh, đăch biệt là 24 giờ sau sinh. Vì vậy dù việc chăm sóc con nhỏ bận rộn đến mấy, các mẹ cũng phải quâm tân đến sức khỏe của bản thân. Khi có bất kỳ dấu kiệu nào bất thường, phải đến ngay các bệnh viện hoặc cơ sở y tế uy tín để tái khám.
2. Một số bệnh thường gặp phải – Một số vấn đề thường gặp và cách chăm sóc cho mẹ sau sinh
Bệnh trầm cảm sau sinh
Biểu hiện của trầm cảm: Mẹ không làm được chủ cảm xúc, vui buồn bất chợt, hay có những suy nghĩ và phản ứng tiêu cực với mọi chuyện. Giai đoạn đầu của trầm cảm phụ nữ thường hay tự than vãn, trách móc người khác. Những biểu hiện của trầm cảm như mệt mỏi, không tập trung, hay quên, sụt hoặc tăng cân bất thường, không để tâm tới, dẫn đến gây ra bị stress trong thời gian dài khiến mẹ thành thứ cảm xúc tiêu cực.
Nguyên nhân dẫn đến trầm cảm: Do cuộc sống sinh hoạt thay đổi đột ngột cì có con. Tình trạng mất ngủ kéo dài. Do “ cơm chẳng lành, canh chẳng ngọt ” với nhà chồng. Bên cạnh đó, sự thay đổi hormone, yếu tố di chuyền hay sinh nở quá đau đớn cũng gây nên tình trạng stess, trầm cảm sau sinh.
Giảm tình trạng trầm cảm: Gia đình có vai trò quan trọng trong việc phát triển và điều trị chứng trầm cảm sau sinh cho mẹ. Cần quan tâm, chăm sóc và phụ giúp người mẹ sau sinh. Giúp mẹ có nhiều thời gian thư giãn hơn cảm thấy tất cả mọi người đều bận giống mình. Phụ nữ sau sinh thường phải kiêng cữ lại phải nhờ cậy người khác rất nhiều, vậy nên, hãy để các mẹ sau sinh nên để cho họ về nhà mẹ đẻ và đây cũng là cách để giúp phụ nữ tránh được cảm xúc bản thân, trước khi sinh hãy chuẩn bị tâm lý thật tốt, sẵn sàng đương đầu với mọi thử thách khó khăn trong việc sinh nở và nuôi dạy con.
Tắc tia sữa
Tắc tia sữa thực sự là một nỗi ám ảnh kinh hoàng với mẹ không may mắc phải.
Biểu hiện: Ngực căng cứng nhưng khi bé bú thì lại không thể tiết ra sữa, sữa không tìm được đường thoát ra ngoài. Trong khi đó tuyến sữa vẫn hoạt động và tiếp tục sản xuất thêm.
Vấn đề nghiêm trọng: Khi mẹ bị tắc tia sữa, bé thì không có sữa để bú, trong khi đó, sữa tắc, làm ngực ứ trệ căng lên, thậm chí cứng lên làm cho nhiều mẹ đau nhức, vất vả, khổ sở. Nếu đầu vú bị nứt kẽ, viêm nhiễm, còn có khả năng cao dẫn đến tình trạng áp xe vú, nguy hiểm đến tình trạng sức khỏe cua mẹ.
Biện pháp phòng tránh, khắc phục. Ngay từ khi mới chớm tắc sữa, mẹ phải chờm ngực và massage nhẹ nhàng, có thể nhờ chồng hút sữa ra. Hoặc mẹ có thể tìn đến dịch vụ thông tắc tia sữa nếu những cách làm trên không có tác dụng.
Đau bụng dưới và tầng sinh môn
Thông thường, sau sinh cổ tử cung sẽ co lại nhưng chỉ mẹ đẻ mổ mới cảm thấy đau thôi còn mẹ đẻ thường rất ít bị ảnh hưởng. Nếu sau 2 tuần, sản dịch vẫn ra nhiều, mẹ bị sốt và thấy đau bụng dưới thì cần phải đi khám ngay vì có thể một bộ phận nào đó đã bị nhiễm trùng hoặc nhau thai vẫn còn sót lại. Tình trạng này kéo dài có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nên mẹ không được chủ quan nhé!
Ngoài ra, nhiều mẹ đẻ thường phải rạch tầng sinh môn do gặp phải khó khăn khi đẻ con lần đầu hoặc em bé quá to. Đây là vùng dễ bị nhiễm khuẩn nên khi thấy đau nhức, mưng mủ, mẹ phải thông báo ngay cho bác sĩ, không nên tự
Táo bón
Táo bón luôn đứng đầu trong bảng danh sách các bệnh thường gặp sau sinh. Lúc mang thai, táo bón đã khổ, táo bón sau sinh còn khổ gấp nhiều lần. Nhiều mẹ muốn đi vệ sinh mà không đi được khiến tình trạng táo bón ngày càng nặng. Vòng luẩn quẩn này cứ lặp di, lặp lại khiến những người làm mẹ không những sợ ăn, sợ đi vệ sinh mà còn có khả năng dẫn đến mắc trĩ cao. Vậy nên, duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, nhiều món nhuận tràng, uống đủ nước, vận động nhẹ nhàng là điều mẹ cần thực hiện mỗi ngày chứ không phải đợi đến lúc táo bón mới làm.
Đau đầu, đau lưng, cơ thể mệt mỏi
Có rất nhiều nguyên nhân khiến mẹ gặp phải tình trạng này, như do tác dụng phụ của thuốc gây tê, sinh nở mất nhiều máu, huyết áp cao, mẹ không được ngủ nghỉ điều độ và phải trở lại công việc quá sớm khi chưa ổn định sức khỏe… Vậy nên, khi mới sinh xong, mẹ cần bổ sung chế độ dinh dưỡng hợp lý, uống bổ sung thêm sắt, ngủ đủ giấc và sinh hoạt lành mạnh. Những mẹ sinh mổ, trong những tuần đầu tiên chỉ vận động nhẹ nhàng, tránh ngồi hoặc đứng quá lâu để không bị mỏi lưng.
3. Những thực phẩm dinh dưỡng, lợi sữa cho phụ nữ sau sinh
Mẹ nên thiết lập một chế độ ăn uống dinh dưỡng, đa dạng các loai thực phẩm. Dưới đây là một vài gợi ý nhỏ để các mẹ bổ sung thường xuyên vào khẩu phần ăn của mình, giúp tăng tiết sữa, sữa về nhiều cho mẹ.
- Trứng gà, thịt nạc (Heo, gà, bò,…), móng giò, các loại cá giàu omega-3 như cá hồi…
- Các loại rau xanh đều rất tốt cho bà đẻ, đặc biệt là rau ngót, rau đay, rau khoai lang, rau má, bông cải xanh, rau chân vịt…
- Quả sung, quả vả, đu đủ xanh, chuối sứ, các loại quả giàu vitamin A ( thường có màu cam, màu đỏ như cà chua, gấc, xoài,…) và các loại quả nhiều nước, lượng vitamin dồi dào ( như cam, quyết, bưởi,..).
- Các loại hạt như mè đen, đậu nành, đậu xanh, đậu đen, hạt sen, hạt bí, lạc,…và ngũ cốc nguyên hạt (yến mạch, gạo lứt, lúa mạch…).
Bà đẻ nên kiêng ăn gì?
Mặc dù mẹ sau sinh không cần kiêng khem quá nhiều, nhưng có một số thực phẩm mẹ nên kiêng vì chúng có thể là nguyên nhân ít sữa. Các thực phẩm này bao gồm lá lốt, rau mùi tây, rau bạc hà, măng chua, đồ uống có cồn, cà phê, mỳ tôm, thức ăn nhiều dầu mỡ, ớt, tỏi…
4. Một số câu hỏi thường gặp của bà đẻ
Có nên nằm than sau sinh?
Nằm than sau sinh là thói quen phổ biến ở nhiều vùng miền, trải dài từ Bắc vào Nam. Các cụ cho rằng, sau cơn vượt cạn, sức khỏe của người phụ nữ bị suy yếu, thân nhiệt không ổn định, nên lấy than đốt dưới gầm giường sản phụ để họ được truyền hơi ấm, thông khí huyết.
Ngày nay, phụ nữ sau sinh thường ở trong những căn nhà kiên cố, kín gió, có sự hỗ trợ của điều hòa, vì vậy, việc nằm than là không cần thiết.
Mặt khác, đốt than tạo ra nhiều khí CO2, không tốt cho cả sản phụ và em bé khi hít phải, có thể gây các bệnh về đường hô hấp. Có nhiều mẹ bị mẩn ngứa, cơ thể bí bách, khó chịu do bị buộc phải nằm than ngay cả mùa hè. Để chậu than trong nhà còn tăng nguy cơ gây cháy nổ…
Khi nào thì bà đẻ được ra ngoài?
Chuyện bà đẻ bao giờ được ra ngoài còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, then chốt nhất vẫn là sức khỏe và thời tiết, chứ không phải vấn đề thời gian. Rõ ràng, không phải ở trong nhà càng lâu thì càng khỏe. Vậy nên các mẹ cần linh hoạt một chút, nếu thời tiết đẹp, thì sau vài ngày nghỉ ngơi, tĩnh dưỡng, sức khỏe ổn định (mẹ đẻ mổ thì nên để vết thương lành hẳn) thì chúng ta có thể ra ngoài đi dạo, hít thở khí trời.
Vệ sinh cá nhân sau sinh như thế nào? Đẻ xong có nên xông lá?
Nhiều bà đẻ thắc mắc sau sinh việc tắm rửa, gội đầu, đánh răng và vệ sinh vùng kín khi nào và như thế nào?
- Tắm, gội sau sinh: Với ông bà ngày xưa, phụ nữ sau sinh sức khỏe còn yếu, nếu tắm gội sớm, nước sẽ gây hại đến họ, nên cho rằng càng kiêng nhiều, kiêng kỹ càng tốt. Tuy nhiên, các chuyên gia và bác sĩ sản khoa cho rằng sau khi sinh, phụ nữ cần có thời gian nghỉ ngơi, tĩnh dưỡng và khi sức khỏe ổn định thì nên tắm gội để cơ thể sạch sẽ. Bà đẻ nên tắm nhanh bằng nước ấm ( từ 5 – 7 phút).
- Đánh răng sau sinh có làm yếu răng không? Bà đẻ không chỉ ăn nhiều bữa mà còn ăn nhiều loại thức ăn giàu dinh dưỡng, đặc biệt là thịt, sữa và hoa quả ngọt. Nếu không đánh răng, lượng thức ăn dư thừa trong khoang miệng sẽ là môi trường lý tưởng cho vi khuẩn phát triển, gây ra nhiều bệnh như sâu răng, viêm lợi, viêm quanh răng, hôi miệng… Bởi vậy, không chỉ cần đánh răng mà còn phải chăm sóc răng miệng đặc biệt hơn.
- Vệ sinh vùng kín: Các chuyên gia và bác sĩ sản khoa khuyên phụ nữ sau sinh nên vệ sinh vùng kín 3 lần/ ngày dù bạn có tắm hay không.
- Có nên xông lá sau sinh? Phụ nữ sau sinh, cơ thể đang còn suy nhược, không nên xông hơi luôn. Bạn cần chờ thời gian để sức khỏe ổn định, mẹ đẻ thường thì sau 4 ngày, còn mẹ đẻ mổ thì thường sau 7 ngày khi vết thường đã khô hẳn thì mới xông. Mỗi tuần chỉ nên xông 2 đến 3 lần kéo dài 1 tháng là được. Sau khi xông lá xong thì mẹ nên bổ sung thêm nước cho cơ thể.
Lấy lại vóc dáng và mặc quần áo sau sinh như thế nào?
Nhiều phụ nữ sau khi sinh thường nôn nóng muốn lấy lại vóc dáng, họ thường thắc mắc khi nào thì có thể dùng gen bụng? Chườm muốn gừng giảm eo được không? Đẻ xong có nên bôi rượu gừng, rượu nghệ?….
- Gen bụng: Không nên gen bụng ngay sau khi sinh, mẹ đẻ mổ cần phải đợi 1 – 2 tháng để vết mổ lành hẳn thì mới sử dụng. Không lạm dụng gen bụng và phải dừng việc sử dụng gen khi thấy bất cứ dấu hiệu bất thường nào như khó thở, da mẩn ngứa,… Và nên kết hợp gen bụng với các bài tập phù hợp, cùng một chế độ ăn uống khoa học. Như vậy, vòng eo “56” mới nhanh trở lại, còn việc chỉ sử dụng gen bụng cũng có thể lấy lại vóc dáng là điều không tưởng.
- Chườm muối gừng giảm eo: Sau 6 tuần khi các cơ quan sinh dục trở về bình thường mới bắt đầu chườm nóng ( muối gừng thường gây nóng). Nếu chườm nóng sớm tử cung không co về được có thể gây băng huyết. Mẹ đẻ mổ cần đợi vết thương lành hẳn và không chườm vào vết mổ. Tùy từng người mà công dụng sẽ khác nhau.
- Đẻ xong có nên bôi rượu gừng, rượu nghệ? Cũng giống như việc dùng muối gừng giảm eo, việc bôi rượu gừng, rượu nghệ cũng nên được thực hiện sau 6 tuần sau sinh. Chỉ nên bôi một lượng vừa phải, kết hợp mát xa nhẹ nhàng và hạn chế bôi lên những vùng da nhạy cảm, dễ bị tổn thương.
Với việc chọn trang phục thế nào sau sinh thì mỗi người lại có một quan điểm khác nhau. Nhìn chung thì các mẹ nên chọn những bộ trang phục phù hợp với cơ địa của mình để mang lại cảm giác thoải mái, dễ chịu và thuận tiện nhất cho việc chăm sóc con.
- Mẹ không nên nhét bông vào tai trong thời gian dài, thay vào đó là một chiếc khăn trùm đầu nếu bạn có việc phải ra ngoài.
- Áo lót phải được thay giặt thường xuyên, vì sữa tiết ra nhiều gây ẩm ướt, nếu để lâu sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.
- Hãy chọn những chiếc áo, váy xuông rộng để cảm thấy cơ thể mình không sồ sề.
Vận động sau sinh
Khoảng 1 tháng sau sinh, các mẹ hoàn toàn có thể tập những bài tập thể dục nhẹ nhàng, vừa giúp lấy lại vóc dáng, vừa kích thích ăn uống và làm tinh thần thoải mái. Tuy nhiên, cần chú ý không thay đổi các dạng vận động quá đột ngột, dễ dẫn đến chóng mặt, hoa mắt, khó thở, tim đập nhanh…
Yêu chồng trở lại sau khi sinh là một hành trình gian nan. Nó không chỉ là vấn đề về yếu tố sức khỏe mà còn là vấn đề về ham muốn. Sau sinh, các mẹ thường tập trung vào việc chăm con, những ham muốn giảm hẳn đi, có mẹ còn cảm thấy khó chịu khi chồng “đụng” vào người. Tuy nhiên, cần nhìn nhận khách quan rằng tình dục là một phần không thể thiếu để giữ lửa hôn nhân, nếu sau một thời gian dài chồng bị bỏ bê có thể dẫn đến tình trạng “tìm của lạ” thay thế, khiến hôn nhân rạn nứt. Vì vậy, sau sinh khi sức khỏe ổn định, các cơ quan sinh dục đã phục hồi, mẹ nên để ý đến vấn đề “yêu chồng trở lại” nhé!
Sau khi con chào đời, cơ thể mẹ bắt đầu khôi phục lại những gì đã thay đổi trong suốt thai kỳ và sinh nở. Số lượng rất lớn các nội tiết tố khi có thai có thể biến mất khiến cho giai đoạn hậu sản có thể rất mệt mỏi cho mẹ. Do đó, các mẹ hãy cố gắng nghỉ ngơi và thư giãn càng nhiều càng tốt.
Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào cần hỗ trợ tư vấn xin hãy liên hệ với công ty cổ phần Doca bằng cách truy cập: https://leuxonghoi.net.vn/c/leu-xong-hoi/ hoặc liên hệ trực tiếp theo địa chỉ cuối bài viết.
Rất hân hạnh được phục vụ !
Công ty cổ phần Doca
Đ/C: Số 58, Giải Phóng, Đống Đa, Hà Nội
Cơ sở 2: Lữ Gia Phường 15 Quận 11 TP HCM
ĐT: 04. 85 876 888 – Hotline: 0943 979 989
Website: leuxonghoi.net.vn
Email: ntdat29@yahoo.com