Xông hơi mang lại nhiều lợi ích sức khỏe. Ngày nay cùng với sự xuất hiện của các loại lều xông hơi hiện đại, bạn xông hơi trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, bạn đừng lầm tưởng ngày nào xông hơi cũng được, bởi ông cha ta đã từng đúc kết rằng “cái gì quá cũng không tốt”. Vậy xông hơi với tần suất như thế nào là tốt? Câu trả lời nằm trong bài viết dưới đây!
Chỉ sử dụng lều xông hơi 2 – 3 lần/tuần:
Theo nhiều nghiên cứu cho thấy, mỗi tuần xông hơi bằng lều xông hơi từ 2 – 3 lần sẽ tốt cho sức khỏe, tăng cường lưu thông máu. Bạn sẽ tiêu hao khoảng 300-600 calo– tương đương với 45 phút đi bộ chỉ với khoảng thời gian xông hơi từ 20 -30 phút xông hơi. Điều này cũng đồng nghĩa với việc bạn đã đốt cháy lượng mỡ dư thừa, giúp giảm cân tự nhiên và ngăn chặn tình trạng béo phì, đồng thời củng cố hệ thống miễn dịch. Hơn nữa, khi xông hơi, nhiệt độ cơ thể tăng lên sẽ giúp bài tiết chất độc ra khỏi cơ thể, phòng tránh ung thư.
Lưu ý:Phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người mà lựa chọn thời gian xông hơi từ 5 – 20 phút bằng lều xông hơi. Nếu cơ thể gầy yếu, nhiều tuổi, dễ ra mồ hôi thì nên chọn nhiệt độ vừa phải, chỉ từ 35 – 45 độ trong khoảng thời gian từ 5 – 15 phút.
Một số lưu ý khi xông hơi bằng lều xông hơi:
Khi xông hơi bằng lều, bạn có thể sử dụng thêm một số vị thảo dược như: rau cảm, bông cúc, cây ngải cứu, kinh giới, lá bạc hà cỏ xạ hương, và 1 số loại tinh dầu thiên nhiên khác… để thư giãn hơn.
Tuyệt đối không nên tắm ngay sau khi xông hơi xong cho dù là nước ấm hay nước lạnh. Bởi sau khi xông hơi, các lỗ chân lông vừa được giãn nở sẽ hút nước, lúc này nếu tắm sẽ khiến lỗ chân lông bị co bít, gây ứ trệ, khiến khí huyết khó lưu thông, gây cảm lạnh, đau nhức cơ thể, ảnh hưởng tới phổi cũng như hệ tiêu hóa…
Nếu mệt thì không nên sử dụng lều xông hơi để xông hơi. Ngoài ra, khi đang đói hoặc lo cũng không nên xông bởi sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe tim mạch. Hơn nữa, khi đang mắc các bệnh ngoài da, bệnh chàm, rối loạn tim mạch hay đang sốt cao cũng không nên xông hơi bạn nhé!
Đối với các chị em đang trong thời kỳ hành kinh, phụ nữ mang thai cũng không nên xông hơi bạn nhé! Bởi lúc này cơ thể đang rất yếu, dễ bị cảm lạnh!
Trong quá trình xông hơi, bạn cần hít thở thật sâu vào phổi bằng đường mũi, nín vài giây rồi thở ra bằng đường miệng. Nên uống một tách trà gừng nóng hay bạc hà ấm pha đường sau khi xông hơi, lúc này bạn sẽ cảm thấy thật sảng khoái.