Hiện nay có rất nhiều thắc mắc được đến từ các mẹ bầu. Câu hỏi phần lớn đều là bà bầu có nên rửa lá trầu không?. Hôm nay chúng tôi sẽ cùng các bạn giải đáp những thắc mắc cho câu hỏi này nhé.
Trả lời cho câu hỏi bà bầu có nên rửa lá trầu không hay không?
Có! Bà bầu có nên rửa lá trầu không. Dùng nước lá trầu không để nguội rồi rửa vùng kín. Có tác dụng chống viêm và trị ngứa vùng kín rất hiệu quả.
Bà bầu thường dùng lá trầu không để trị ngứa vùng kín. Lá trầu không có rất nhiều công dụng tuyệt vời. Vào năm 1956 tại bộ môn ký sinh Trường ĐH y dược Hà Nội. Đã có nghiên cứu cho thấy. Lá trầu không có khả năng kháng sinh rất mạnh. Đối với các loại vi trùng như Subcilit, trực trùng Coli, tụ cầu. Đến năm 1961 tại Phòng đông y, thực nghiệm thuộc viện vi trùng học. Đã thực hiện nghiên cứu lại và khẳng định. Về tính chất kháng sinh bay hơi của lá trầu không.
Ngoài việc sử dụng lá trầu không để ăn trầu. Thì trong dân gian người ta còn sử dụng lá trầu không để rửa vết loét. Viêm mạch hạch huyết, mẩn ngứa, viêm nhiễm vùng kín bằng cách giã nhỏ hãm với nước.
Nước pha từ lá trầu không, còn được sử dụng làm thuốc nhỏ mắt. Điều trị chứng viêm kết mạc ở mắt, bệnh chàm mặt trẻ em. Hoặc là giã nát đắp lên vú để cầm sữa, đắp lên ngực chữa ho hen.
Những công dụng tuyệt vời từ lá trầu không:
Làm lành vết thương: Trong lá trầu không chứa chất chống oxy hóa, chavicol là một hoạt chất phenol. Có tác dụng tốt trong việc chống viêm và làm lành vết thương cực nhanh. Chỉ cần giã nát, vắt lấy nước bôi vào vết thương. Dùng thêm lá trầu phủ lên rồi băng lại vết thương sẽ liền lại sau vài ngày.
Chữa các bệnh phụ khoa: như viêm nhiễm buồng trứng, vòi trứng. Dây chằng quanh tử cung với trứng, viêm cổ tử cung. Viêm lộ tuyến cổ tử cung, viêm nhiễm âm đạo, âm hộ, viêm đường tiết niệu.
Ngoài ra lá trầu không còn có tác dụng giúp khử trùng, giảm đau với cơ thể đang bị viêm và sưng tấy. Trị nấm, bỏng nước sôi, trị cảm lạnh, làm thuốc giảm đau.
Nguyên nhân khiến các bà bầu hay bị ngứa vùng kín:
Khi mang bầu thì cơ thể người mẹ đổi đáng kể. Những thay đổi hormone và khung xương chậu. Thành âm đạo trở nên mềm hơn, do đó, khí hư tăng lên. Để ngăn cản vi khuẩn xâm nhập từ bên ngoài âm đạo và tử cung.
Nếu khí hư có màu trắng đục và vón cục. Nhưng không kèm theo triệu chứng ngứa và không có mùi. Lúc này chị em không cần lo lắng, vì đây chỉ là một dấu hiệu sinh lý bình thường ở thai kỳ.Khí hư không có mùi và khiến vùng kín của bạn bị ngứa.
Viêm nhiễm nấm ngứa ở phụ nữ đang mang bầu là rất phổ biến. Tuy nhiên do tâm lý chủ quan và hay ngại và xấu hổ. Nên chị em thường tự chữa cho mình tại nhà bằng các loại thảo dược từ thiên nhiên. Và lá trầu không chính là một loại lá được ưu tiên hàng đầu. Cho việc điều trị nấm ngứa vùng kín của chị em phụ nữ đặc biệt là bà bầu.
Hướng dẫn cách trị ngứa vùng kín cho bà bầu bằng lá trầu không:
Cách 1: Hái một nắm lá trầu không, đem rửa sạch thật sạch rồi vò nát lấy nước lá. Hòa thêm với 1 chút nước sạch cho loãng bớt. Dùng nước này để lau rửa nhẹ nhàng vùng kín. Sau đó dùng khăn mềm để lau khô vùng kín
Cách 2: Lấy một nắm lá trầu không đem vò nát. Rồi thêm một chút muối, đun sôi với nước. Để cho nước đỡ nóng thì ngồi trực tiếp xuống để xông hơi. ( Lưu ý các bà bầu không nên ngồi xổm để xông). Nên chọn 1 chiếc ghế có lỗ hổng để xông vùng kín cho tiện.
Lưu ý khi sử dụng lá trầu để trị ngứa vùng kín cho bà bầu:
Thứ nhất: Tuyệt đối không được ngâm hoặc thụt rửa vùng kín bằng nước lá trầu không quá lâu. Vì điều này sẽ tạo cơ hội cho vi khuẩn di chuyển ngược vào sâu bên trong âm đạo. Gây ảnh hưởng lớn đến cơ quan sinh dục của phụ nữ
Thứ 2: Nếu bạn mua lá trầu không ở chợ về. Phải rửa thật sạch vì loại lá này rất có thể đã bị phun thuốc trừ sâu. Nếu như lượng thuốc chưa bay đi hết và ngấm vào người sử dụng thì sẽ vô cùng nguy hiểm.
Trong trường hợp viêm âm đạo kéo dài, xuất hiện khí hư có màu vàng mùi hôi. Thì các mẹ phải đi khám phụ khoa để tìm nguyên nhân chính xác gây ra tình trạng trên. Không được tự ý dùng thuốc điều trị. Khi đi khám bác sĩ sẽ phát hiện tình trạng bệnh cụ thể là gì rồi sẽ hướng dẫn điều trị..