Phục hồi sức khỏe sau sinh với lều xông hơi cá nhân là vấn đề mà nhiều người quan tâm. Vượt cạn là quá trình tốn rất nhiều sức lực, năng lượng, do đó việc phục hồi sức khỏe bằng các bài thuốc và lều xông hơi cá nhân trở nên cần thiết hơn bao giờ hết. Nếu bạn vừa trải qua giai đoạn sinh con vất vả, hoặc chuẩn bị đến kỳ sinh con, hãy thuộc nằm lòng những kiến thức chăm sóc sau sinh dưới đây để nhanh chóng phục hồi sức khỏe.
Theo các chuyên gia sản khoa, xông hơi là cách thức khá an toàn và tốt cho mẹ bầu sau sinh, vì nó giúp làm sạch và tái sinh cơ thể, giảm mệt mỏi, tăng cường sức khỏe. Đây là biện pháp đã được khuyến khích từ rất lâu đời, đặc biệt với những bà mẹ đang trong thời gian kiêng cữ cũng có thể áp dụng để đào thải bụi bẩn, độc tố ra ngoài mà không lo bị nhiễm cảm. Tuy nhiên, nếu sử dụng lều xông hơi hồng ngoại mới không có phương pháp đúng thì không những không đạt được hiệu quả như ý mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé.
Phục hồi sức khỏe sau sinh với lều xông hơi cá nhân
1 – Thời điểm xông hơi
Theo quan niệm dân gian, các mẹ sau khi sinh xong cần kiêng cữ đến cả tháng liền không được tắm gội. Tuy nhiên, các bác sỹ lại có ý kiến trái chiều rằng việc không vệ sinh cơ thể thường xuyên sẽ khiến tích tụ vi khuẩn trên cơ thể mẹ, vừa ảnh hưởng tới sức khỏe mẹ, lại dễ bị các bệnh lây truyền với con. Vì vậy, với các mẹ sinh thường thì các mẹ có thể bắt đầu xông hơi sau 3 – 4 ngày sinh để vừa đảm bảo vệ sinh mà vẫn an toàn. Còn với sinh mổ thì dựa theo tình hình sức khỏe của mẹ mà xông hơi, thông thường sau 1- 2 tuần sinh mổ các mẹ có thể tiến hành xông hơi được.
Phục hồi sức khỏe sau sinh với lều xông hơi cá nhân
Thời điểm tốt nhất để sử dụng lều xông hơi cá nhân giá rẻ trong ngày là khoảng 3 – 4h chiều, khi cơ thể vừa có tích tụ bụi bẩn và bã nhờn, và thời tiết không quá nóng, cũng không quá lạnh để tiếp xúc với nước.
2 – Nguyên liệu xông hơi tốt nhất
Theo kinh nghiệm dân gian, phụ nữ sau khi sinh, nếu muốn xông hơi có thể lựa chọn các loại lá tươi hoặc khô như: bưởi, chanh, sả, gừng, tía tô, bạc hà, ngải cứu, ổi, hương nhu, kinh giới, quế… những loại lá này sẽ mang đến cảm giác sảng khoái, vừa tốt cho sức khỏe, đả thông kinh lạc, lại hạn chế những biến chứng đau nhức thường gặp ở phụ nữ mới sinh. Hiện nay ở các tiệm thuốc cũng rất phổ biến gói thuốc xông phù hợp, nếu chị em ở khu vực thành thị có thể mua các gói thuốc này để sử dụng, không cần kỳ công đi kiếm lá.
3 – Cách xông hơi
Trước kia, việc xông hơi tốn rất nhiều thời gian và công sức chuẩn bị, do các mẹ cần chuẩn bị một bộ đồ lót mặc để dễ ra mồ hôi, một chiếc khăn lớn nhưng không quá dày, một chiếc ghế thấp để ngồi, và một chiếc nồi đun nước lá xông. Sau khi nước nhờ người nhà đun nước lá xông, sản phụ ngồi lên ghế thấp, dùng chiếc chăn trùm kín người và nồi xông. Một số người đặt nồi tạo hơi dưới gầm giường tre để hơi nóng bốc lên, vừa đảm bảo an toàn, lại vẫn có tác dụng tốt.
Ngày nay, với lều xông hơi cá nhân, việc xông hơi của các sản phụ đã trở nên đơn giản và an toàn hơn rất nhiều. Bạn chỉ cần cho nước và thảo dược vào hệ thống tạo nhiệt, sau đó ngồi yên tĩnh trong lều xông hơi khoảng 15 phút, đảm bảo an toàn lại không có nguy cơ bị bỏng nước.
Bạn có thể tham khảo thêm: Chăm sóc da hiệu quả hơn với lều xông hơi