Xông hơi ướt là biện pháp chăm sóc sức khỏe lâu đời, theo nhiều tài liệu nghiên cứu chúng có nguồn gốc nghìn đời này từ Trung Hoa y học cổ truyền. Xông hơi kết hợp với các thảo dược sẽ tăng thêm hiệu quả. Khi xông hơi với lều xông hơi tại nhà bạn có thể chọn một trong những bài thuốc sau: Những thảo dược thường sử dụng khi xông hơi ướt và công dụng của chúng.
Xông hơi với tinh dầu chanh và nước cốt chanh:
Bạn có thể lựa chọn tinh dầu chanh rất thơm hoặc khi xông hơi có thể nhỏ giọt chanh vào nồi nước xông hoặc sử dụng lá cho vào nồi xông hơi. Có công dụng rất tốt hỗ trợ miễn dịch, hệ tiêu hóa giải độc cho gan, làm sạch tế bào chết, trị mụn và rất tốt cho giảm mệt mỏi căng thẳng, giúp kháng khuẩn.
Xông hơi ướt với tinh dầu sả:
Sả vừa làm gia vị trong nấu các món ăn rất tốt cho sức khỏe, tinh dầu sả khi xông hơi có tác dụng rất tốt trong chữa ho, cảm cúm, hạ sốt, đau nhức xương khớp, hệ thần kinh, kháng khuẩn tốt.
Xông hơi với gừng:
Gừng giúp đốt cháy chất béo giúp giảm cân, trao đổi chất, đồng thời giúp long đờm, tăng tuần hoàn khí huyết, làm ấm cơ thể và giảm đau nhức xương khớp.
Xông hơi với kinh giới:
Kinh giới có rất nhiều ở vườn nhà ở nông thôn hoặc được bán nhiều ở các hiệu thuốc đông y. Khi xông hơi với kinh giới sẽ giúp giảm đau nhức xương khớp, thanh nhiệt cơ thể, giải độc cơ thể, phòng ngừa cảm cúm và điều trị cảm cúm. Chữa viêm mũi dị ứng, thông khí huyết và giúp cơ thể sảng khoái.
Xông hơi ướt với ngải cứu:
Ngải cứu là thuốc nam phổ biến ở Việt Nam khi ăn có tác dụng tốt cho phụ nữ. Xông hơi với ngải cứu có tác dụng thải độc cơ thể, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, thông kinh mạch, giúp cơ thể sảng khoái tránh stress.
Xông hơi với tinh dầu tràm, tinh dầu oải hương, quế
Có tác dụng rất tốt trong làm đẹ da, giảm lượng mỡ dư thừa trong cơ thể, rất tốt cho phụ nữ sau sinh. Tuy nhiên cần lưu ý khi xông hơi ướt với lều xông hơi tại nhà: Xông hơi ướt dù rất tốt xong xông hơi phải đúng cách từ những lưu ý nhỏ. Xông hơi không quá 30 phút, nếu quá lâu sẽ làm cho cơ thể bị ứ đọng nước gây phù nề cơ thể. Xông hơi 1 tuần từ 1 tới 3 lần sẽ tốt hơn, nếu xông hơi quá nhiều sẽ ngược lại làm hại tới sức khỏe. Rất nhiều người nghĩ rằng cảm cúm nên xông hơi sẽ vô cùng nguy hiểm. Nếu cảm đã bị nhiễm sâu vào trong lúc đó không nên xông mà phải dùng các phương pháp điều trị thích hợp khác.
Một số người không nên xông hơi ướt với lều xông hơi. Những người ra nhiều mồ hôi, mất nước. chóng mặt, già yếu lú lẫn, mắc bệnh ngoài da, người vừa ốm nặng dậy, có tiền sử về bệnh tim mạch. Phụ nữ có thai và trẻ em dưới 12 tuổi không được xông hơi. Trong quá trình xông nếu thấy khó thở, tức ngực, choáng váng, bủn rủn… cần ngừng ngay, trường hợp bị sốc nặng phải đưa tới bệnh viện để cấp cứu. Nếu bệnh nhân bị sốt cao, co giật do nhiễm khuẩn (như viêm họng, ho, chấn thương, nhiễm trùng…) thì không nên tùy tiện xông hơi mà phải đi khám bệnh ở cơ sở y tế.