Bà đẻ nên kiêng cữ bao lâu thì được. Đây là vấn đề được rất nhiều chị em phụ nữ quan tâm. Bởi sau sinh sức khỏe của các chị em hầu như còn rất yếu. Nếu không kiêng cữ cẩn thận thì sức khỏe sau này sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều.
Bà đẻ kiêng cữ bao lâu và kiêng những gì?
Nếu như trước kia, xã hội chưa phát triển, cuộc sống còn rất nhiều khó khăn. Không được đầy đủ như hiện nay nên việc kiêng cữ sau sinh khá là vất vả. Trước kia phụ nữ sau sinh phải kiêng cữ 3 tháng 10 ngày. Kèm theo đó là rất nhiều sinh hoạt rất khắt khe.
Có rất nhiều ý kiến khác nhau về việc kiêng cữ của bà đẻ sau sinh. Bởi vì việc kiêng cữ sau sinh, đều dựa trên các kinh nghiệm của các bà, các mẹ ngày xưa. Nhưng với sự phát triển hiện đại của khoa học, thì những điều kiêng kị của các bà các mẹ không phải hoàn toàn đúng. Cũng tùy thuộc vào hoàn cảnh của từng người mà sẽ có những chế độ kiêng cữ khác nhau.
Bà đẻ nên kiêng không mang vác những vật dụng nặng. Vì khi vác những vật nặng cơ bụng của mẹ phải hoạt động. Việc này sẽ ảnh hưởng đến vết khâu tầng sinh môn và cổ tử cung. Nhất là đối với mẹ sinh mổ, thì phải cực kỳ cẩn thận. Bởi dù bên ngoài vết mổ có vẻ lành lặn. Nhưng bên trong thì tổn thương chưa lành. Lúc này các mẹ mà bê vác vật nặng hoặc là với đồ lên cao. Thì nguy cơ tổn thương vết mổ, tổn thương cổ tử cung cũng rất cao.
Thời gian ở cữ bao lâu là tốt nhất cho mẹ sau sinh?
Theo quan niệm ngày xưa, thì các mẹ sau sinh phải ở cữ ít nhất 3 tháng 10 ngày (là 100 ngày). Phải ở trong phòng kín gió, không được nói chuyện với ra ngoài khi có người hỏi. Nếu ở nhà không có ai, mà có khách đến gọi, không được vâng. Không được tắm rửa và gội đầu trong 2 tuần mới sinh. Mới sinh không được dùng điện thoại, cái quan niệm này mới. Nhưng mà thực sự thì sóng điện thoại không tốt cho cả mẹ và bé.
Nếu không kiêng khem cẩn thận, thì mẹ sau sinh sẽ rất dễ mắc các bệnh vặt do thời tiết. Như là đau đầu, dị ứng da, ù tai, đau nhức xương khớp, mỏi chân tay.
Với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật ngày nay, các chuyên gia đã chứng minh. “Bà đẻ sau sinh nên kiêng cữ trong 1 tháng”. Và chỉ sau 3-5 ngày sinh là mẹ đã có thể tắm và lau người bằng nước ấm được rồi.
Dinh dưỡng hàng ngày và những món ăn nên kiêng khi ở cữ:
Về chế độ dinh dưỡng cho mẹ sau sinh cũng rất quan trọng. Việc ăn uống hàng ngày ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình phục hồi sức khỏe sau sinh. Nhất là đối với các mẹ sinh mổ. Sau sinh các mẹ cần được bồi bổ nhiều thứ, để nạp đủ dinh dưỡng cho cơ thể và lượng sữa về đủ cho con tu ti.
Một số thực phẩm mẹ sau sinh không nên ăn trong thời gian ở cữ:
Thức ăn có nhiều dầu mỡ: Những loại thức ăn nhanh có nhiều dầu mỡ. Đây là loại thực phẩm mà mẹ sau sinh không nên ăn. Nếu mẹ chưa có đầy đủ những kiến thức về việc ăn gì tốt cho mẹ và bé. Thì hãy hạn chế nạp những thức ăn có nhiều calo và ít dinh dưỡng nhé. Tiêu biểu là các loại thức ăn nhanh, thức ăn có nhiều dầu mỡ. Như đồ rán, chiên, xào, nướng.
Trong khi ở cữ mẹ không nên ăn quả bơ. Vì quả bơ giàu vitamin và dinh dưỡng. Nhưng đây lại là loại quả sẽ khiến dạ dày của trẻ khó tiêu và khó chịu.
Trong thời gian ở cữ cần chú ý những điều sau:
- Không nên mặc nhiều quần áo, khiến cơ thể mẹ khó chịu và việc cho bé tu ti sẽ khó khăn hơn
- Không nên nằm trong phòng quá kín. Phòng ở của mẹ và bé nên thoáng đãng, sạch sẽ.
- Mẹ và bé nên được tắm nắng mỗi ngày, giúp phục hồi sức khỏe. Không nên tắm nắng quá lâu. Mỗi ngày mẹ và bé chỉ nên tắm nắng không quá 30 phút. Vào buổi sáng trước 9h
- Phòng ngủ của mẹ và bé nên ở tầng 1. Vì mới sinh ( sinh thường, sinh mổ) nếu đi lại cầu thang sẽ không tốt cho vết mổ và vết khâu tầng sinh môn.
- Không được ăn những thức ăn như thịt gà, rau muống, đồ nếp thịt trâu. Vì những loại thực phẩm này sẽ khiến cho vết mổ của mẹ sẽ bị sẹo lồi.
- Không nên tập thể dục và tránh các vận động mạnh.