Các loại thảo dược phù hợp dùng cho lều xông hơi là gì?

Xông hơi là một phương pháp đơn giản mà hiệu quả của dân gian có từ xa xưa. Tuy nhiên, với công nghệ hiện đại như ngày nay thì các nhà khoa học đã cho ra đời sản phẩm lều xông hơi tiện dụng. Vậy khi sử dụng sản phẩm này, cần dùng loại thảo dược như thế nào để tăng tác dụng của quá trình xông hơi? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp ngay cho các bạn nhé.

Lợi ích quý giá khi sử dụng lều xông hơi:

Chắc hẳn không phải ai trong số chúng ta cũng có đủ thời gian và kiên nhẫn để chuẩn bị một nồi lá xông đầy đủ cũng như cảm thấy thoải mái khi ngồi trong một cái chăn trùm kín mít với hơi nóng phả ra từ nồi lá xông bỏng rát.

Ngày nay, áp dụng công nghệ khoa học phát triển kèm theo sự tiện dụng, bạn có thể xông hơi ngay tại nhà với lều xông hơi thay vì phải tới các trung tâm spa hay phòng xông hơi. Các bạn có thể hoàn toàn ngồi thư giãn trong một chiếc lều được thiết kế gọn gàng, đẹp mắt, tiện lợi ngay chính tại ngôi nhà thân yêu của mình bất cứ lúc nào bạn muốn. Với chiếc nồi tạo hơi được đặt bên ngoài và kết nối với lều  xông hơi thông qua một chiếc ống dẫn hơi thì bạn sẽ cảm nhận được sự thư thái và dễ chịu.

Ngày nay khi tiến hành xông hơi với lều xông hơi tại nhà rất đơn giản tiện dụng. Bạn chỉ mất từ 3-5 phút lắp đặt lều và chọn nguyên liệu phù hợp là có thể xông hơi được ngay. Nguyên liệu tùy thuộc vào nhu cầu lựa chọn của bạn như: tinh dầu, vỏ cam bưởi, quít hay các loại lá thuốc…

thảo dược phù hợp dùng cho lều xông hơi
thảo dược phù hợp dùng cho lều xông hơi

Các loại thảo dược dùng xông hơi sau sinh gồm các loại lá gì? Tác dụng như thế nào:

Tía tô:

Lá có vị cay, tính ấm, chữa cảm, sốt, nhức đầu, sổ mũi rất phổ biễn trong dân gian. Cành tía tô thì có vị cay ngọt,  giúp an thai, chống nôn mửa, giảm đau, hen suyễn rất hiệu quả. Tía tô giàu vitamin A, C, giàu hàm lượng Ca, Fe, và P… Với giá trị dinh dưỡng cao như vậy, tía tô còn có tác dụng đẹp da cho các chị em phụ nữ nữa nhé các bạn.

Kinh giới:

Từ xa xưa, ông cha ta đã dùng loại lá này để chữa cảm sốt, nhức đầu, cúm, đau xương, viêm họng hay các bệnh về mụn nhọt, băng huyết, rong huyết, thổ huyết, đại tiện ra máu… Lá kinh giới còn được dân gian sử dụng nấu nước tắm giảm ngứa da vùng bụng cho các mẹ mang thai ở các tháng cuối của thai kỳ.

Sả:

Có tác dụng chữa cảm cúm, lá sắc uống hoặc dùng để nấu nước xông cùng với những loại lá thơm khác. Sả có tá dụng giúp tiêu hóa, chữa đầy bụng, nôn mửa, trung tiện kém…Tinh dầu sả còn có tác dụng trừ mụn, tẩy mùi hôi… rất hiệu quả.

Chanh:

Lá chanh tươi cũng là một trong những vị dược liệu quý mà ông cha ta thường hay sử dụng. Lá tươi nấu nước xông chữa cảm cúm. Lá, rễ, vỏ quả có tác dụng chữa ho, viêm họng, khó thở, nhức đầu, đau nhức mắt, sưng vú, tắc tia sữa, kém ăn, nôn, rắn cắn… Dịch quả có tác dụng giải khát, chữa bệnh scobut, lợi tiểu… Tinh dầu vỏ quả dùng làm thơm rất tốt.

Bài viết của chúng tôi trên đây hy vọng đã cung cấp cho các bạn những thông tin hữu ích về việc sử dụng thảo dược khi xông hơi bằng lều xông hơi tiện dụng.

Chat Zalo
0943979989