Nguyên nhân gây ra cảm lạnh và cách giải cảm lạnh

Nhung yeu to tang kha nang mac benh cam lanh

Cảm lạnh là một bệnh khá thường xuyên gặp ở mọi lứa tuổi và mọi giới tính, ai cũng có thể gặp cảm lạnh ít nhất một lần trong đời. Cảm lạnh là bệnh nhiễm virus ở mũi và họng (đường hô hấp trên). Bệnh không quá nguy hiểm nhưng lại làm bạn khó chịu. Dưới đây là nguyên nhân gây ra cảm lạnh và cách giải cảm lạnh bạn cần biết.Các lý do khiến bạn mắc phải cảm lạnh:

Sử dụng quá nhiều thuốc thông mũi:

Các loại thuốc xịt mũi chống sung huyết có thể có tác dụng tạm thời. Nhưng nếu bạn lạm dụng chúng lại có thể gây hại. Sẽ an toàn nếu sử dụng thuốc thông mũi trong 3 ngày, nhưng nếu sử dụng kéo dài có thể gây nghiện và khiến bạn dễ bị viêm mũi thường xuyên.

Su dung qua nhieu thuoc thong mui
Su dung qua nhieu thuoc thong mui

Không khí khô lạnh:

Không khí khô và lạnh trong mùa đông có thể làm khô thành mũi, kích thích phổi và họng gây ra hiện tượng ho và nhiễm lạnh.

Khong khi kho lanh
Khong khi kho lanh

Dị ứng:

Chất gây dị ứng trong nhà như bụi và lông vật nuôi có thể làm nặng thêm các bệnh dị ứng quanh năm, gây ra các triệu chứng khó chịu như chảy nước mũi, ho và đau họng. Nhiều người thường nhầm lẫn giữa dị ứng và cảm lạnh. Nếu các triệu chứng như chảy nước mũi, ho và đau họng kéo dài hơn một hoặc hai tuần, bạn có thể bị dị ứng.

Di ung
Di ung

Những yếu tố tăng khả năng mắc bệnh cảm lạnh:

Tuổi tác: trẻ dưới 6 tuổi có nguy cơ mắc bệnh cúm lớn nhất, đặc biệt nếu bé đang đi nhà trẻ hoặc mẫu giáo;
Hệ thống miễn dịch suy yếu: một số bệnh mạn tính làm suy yếu hệ miễn dịch, làm bạn dễ có nguy cơ mắc cảm lạnh;
Thời gian của năm: cả trẻ em và người lớn dễ bị cảm lạnh trong mùa thu và mùa đông, ngoài ra bạn vẫn có thể bị mắc bệnh vào những mùa khác.

Hút thuốc: bạn có nhiều khả năng bị cảm lạnh nặng hơn nếu bạn hút thuốc.

Tiếp xúc: nếu xung quanh có nhiều người, chẳng hạn như ở trường hoặc trên máy bay, bạn có khả năng cao tiếp xúc với virus cảm lạnh.

Nhung yeu to tang kha nang mac benh cam lanh
Nhung yeu to tang kha nang mac benh cam lanh

Triệu chứng của cảm lạnh:

Các triệu chứng cảm lạnh xuất hiện từ một đến ba ngày sau khi cơ thể nhiễm virus cảm lạnh. Các dấu hiệu và triệu chứng có thể khác nhau ở mỗi người.

Chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi.

Viêm họng.

Ho.

Đau nhức cơ thể nhẹ hoặc đau đầu nhẹ.

Hắt xì.

Sốt nhẹ.

Cảm thấy khó chịu trong người.

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Cách giải cảm lạnh:

1. Nước gừng tươi và hành trắng:

Nguyên liệu: hành tươi + gừng trắng.

Cách làm: rửa sạch hành tươi và gừng trắng, cho vào nồi cùng với khoảng 500ml nước, sau đó đun sôi khoảng 10 phút, sau đó uống nóng và đắp chăn để mồ hôi toát ra ngoài. Việc uống gừng tươi với hành trắng làm tăng hoạt động của mạch máu dưới da, giúp việc tiết độc tố ra ngoài qua mồ hôi trở nên dễ dàng hơn.

2. Xông hơi:

Nguyên liệu: Các loại lá xông hơi như: tía tô, xả, kinh giới, bạc hà, ngải cứu. chõng tre hoặc lều xông.
Cách làm: nguyên liệu rửa sạch, sau đó cho vào nồi nước ( tùy nhu cầu sử dụng nhiều hay ít) đun sôi khoảng 10 phút, đem ra để dưới chõng tre, người mắc cảm lạnh nằm trên chõng tre, có thể đắp chăn để tăng thêm hiệu quả của việc xông.

Các loại thảo mộc tính nóng giúp mồ hôi toát ra một cách dễ dàng, nhanh chóng đẩy các độc tố ra bên ngoài.

3. Gừng tươi và rượu trắng:

Nguyên liệu: 1 củ gừng tươi + rượu trắng.

Cách làm: Gừng tươi một củ, rửa sạch, gọt bỏ vỏ, giã nát rồi xào nóng với chút rượu trắng, bọc vào túi vải sạch để đánh gió khắp người cho ra mồ hôi.

Gung tuoi va ruou trang
Gung tuoi va ruou trang

4. Cháo hành tía tô và gừng tươi:

Nguyên liệu: Lá tía tô, dọc hành tươi, mỗi thứ 20g; gừng tươi 12g, gạo tẻ.

Cách làm: Lá tía tô, hành tươi, gừng tươi rửa sạch, cắt lát nhỏ. Nấu gạo tẻ thành cháo. Múc ra tô rồi trộn chung với tía tô, hành, gừng. Thêm gia vị và ăn nóng, đắp mền cho ra mồ hôi.

Có thể cho vào cháo nóng một lòng đỏ trứng gà để tăng thêm khí lực, bổ sung dinh dưỡng.

5. Một số cách giải cảm lạnh khác:

Cúc tần.

Cúc tần là cách chữa cảm lạnh, cảm cúc theo y học cổ truyền rất an toàn và hiệu quả. Theo Đông y, cúc tần có vị đắng, cay, thơm, tính ấm. Loại hoa này có công dụng hạ nhiệt, giảm đau, được dùng chữa cảm mạo, sốt không ra mồ hôi, cơ thể đau nhức.

Khi bị cảm lạnh hoặc cảm cúm, bạn chỉ cần lấy khoảng 20g phần lá và cành non của cúc tần về rửa sạch, thêm 10g sả, 10g lá chanh. Tiếp đó đun với nước để uống, khoảng 2 – 3 cốc mỗi ngày. Ngoài ra, bạn cũng có thể đun lá và cành hoa cúc tần để xông hơi, cũng giải cảm rất tốt.

Cach giai cam lanh bang cuc tan
Cach giai cam lanh bang cuc tan

Tỏi tía:

Tỏi là không chỉ là một loại gia vị mà còn là phương thuốc trị cảm lạnh và cảm cúm vô cùng hiệu quả. Theo Đông y, tỏi có vị cay, tính ôn, nằm trong hai kinh can và vị. Tác dụng thanh nhiệt, giải độc, sát trùng, chữa bệnh lỵ ra máu, tiêu nhọt, hạch ở phổi, tiêu đàm, trừ ho. Còn theo y học hiện đại, trong tỏi có chứa chất oxy hóa mạnh, có thể tiêu diệt vi rút, kháng khuẩn nên chữa cảm lạnh, cảm cúm rất tốt. Bạn có thể dùng cách trị cảm lạnh này ngay khi có những dấu hiệu đầu tiên của bệnh.

Để chữa cảm lạnh, bạn dùng tỏi tươi bóc vỏ, giã nát rồi ngửi nhiều lần, sau đó pha phần tỏi giã nát với nước và uống. Ngoài ra, bạn có thể thái lát tỏi, ngâm trong giấm khoảng 30 ngày, rồi ngậm lát tỏi trong miệng từ 10 đến 15 phút mỗi ngày.

Toi tia
Toi tia

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Chat Zalo
0943979989